ĐƯA LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT NHẢY DÂN VŨ VÀO TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
- Thứ hai - 09/05/2022 09:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhằm phát triển thể lực cho trẻ và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống dân gian của dân tộc, Trường MN Kỳ Nam đã tổ chức cho trẻ “ Bé với điệu nhảy dân vũ”.
Đây là một loại hình nghệ thuật rất phổ biến hiện nay nhằm giúp cho các cháu mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát, giúp trẻ có tinh thần sảng khoái sau những giờ học, giờ chơi căng thẳng, mệt mỏi.
Hiểu được những ưu điểm của loại hình nghệ thuật này, nên các giáo viên cũng đã tạo điều kiện cho các cháu làm quen với một hình thức vận động thể chất mới đầy bổ ích đó là “Nhảy dân vũ”. Đây là lúc các bạn được vận động, nhảy múa, giao lưu với nhau sau những giờ học, giờ chơi và cũng là dịp để các bạn trở nên gần gũi, thân thiết với nhau hơn.
Ngay từ buổi sáng khi các bạn đến lớp, với những nét mặt vui tươi, phấn khởi. các bạn đã được cô trò chuyện về ý nghĩa của những bài nhảy dân vũ.
Có thể nói, chỉ sau ít phút tham gia hoạt động nhảy dân vũ, các cháu được vận động, nhảy múa , vui tươi, phấn khởi. Qua bài nhảy bản thân cô giáo cũng như các cháu nhảy điệu 16 bước đơn giản, dễ nhớ, dễ nhảy, nhảy đều và đẹp, trẻ hứng thú, vui thích, phấn khởi và qua đó thì tình bạn của các cháu được thắt chặt hơn khi được múa cùng với nhau, các cháu trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, đoàn kết hơn. Và những người lớn như chúng tôi khi nghe điệu nhạc và biểu diễn cùng các cháu cũng thấy như mình được trẻ lại giải tỏa mọi mệt mỏi, căng thẳng và cũng là dịp để chúng ta trở nên gần gũi, thân thiết với nhau hơn.
Ý nghĩa của âm nhạc hay các điệu nhảy không chỉ nằm ở ngôn ngữ. Phản ứng đầu tiên của trẻ khi tiếp xúc với âm thanh được biểu hiện qua sự chuyển động của cơ thể. Các bé tự tạo ra vũ đạo cho riêng mình và trẻ nhỏ hoàn toàn bị cuốn hút vào cảm giác vật lý của chuyển động.